Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

CÔ GÁI CHƠI DƯƠNG CẦM






Cô gái chơi dương cầm (nguyên bản tiếng Đức: Die Klavierspielerin, có nghĩa là Nữ dương cầm thủ) là một tiểu thuyết của nữ văn sĩ người Áo Elfiede Jelinek. Tác phẩm được xuất bản năm 1983 và được đông đảo người đọc đón nhận. Mẹ của Jelinek là một bà mẹ hết sức nghiêm khắc và muốn bà trở thành thần đồng âm nhạc nên đã tạo nhiều áp lực cho Jelinek. Các tác phẩm của bà thường diễn tả sự tưởng chừng như không thể vượt qua nổi của phụ nữ trong việc tự tìm kiếm bản thân mình một cách toàn diện và phải sống giả tạo trong thế giới của mình. Cô gái chơi dương cầm là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của bà. Trong cuốn tiểu thuyết này, Jelinek bóc trần những gì được coi là cấm kỵ trong cuộc sống gia đình người Áo.

Cuốn tiểu thuyết bày ra một liên hệ rất không bình thường giữa cô giáo và bà mẹ già độc đoán. Erika là một cô giáo dương cầm tài giỏi bậc nhất tại nhạc viện Vienna. Nhưng sự nghiêm trang và đứng đắn của Erika có thể chỉ là vẻ giả tạo bên ngoài. Một khi đã bước ra khỏi căn phòng dạy nhạc, người phụ nữ này lại lén lút đến xem phim tại một cửa hàng phim khiêu dâm, rình mò những đôi trai gái làm tình và luôn giấu sẵn một lưỡi dao cạo trong người để cắt xẻo da thịt của chính mình.
Mối quan hệ của Erika và những người xung quanh lại càng bất thường hơn. Người phụ nữ ngoài 30 này vẫn bị bà mẹ độc đoán kiểm soát mọi lúc mọi nơi. Đối với học trò, Erika lại tỏ ra rất lạnh nhạt và nghiêm khắc. Cô sợ mất đi vị trí độc tôn của mình nên tìm cách trù dập những sinh viên tài năng nhất.

Nhưng có một chàng sinh viên đã lọt vào mắt xanh của Erika. Cậu là Walter, một
sinh viên chuyên ngành kỹ sư rất điển trai với ngón đàn điêu luyện. Thấy Erika lạnh nhạt, Walter lại càng muốn chiếm lấy tình cảm của cô. Cậu học trò Klemmer cũng là một con người có cuộc sống bị kìm hãm. Họ đến với nhau theo cách tự hành hạ, tự làm đau đớn bản thân và làm cho người khác đau.
Trong cuốn tiểu thuyết này, Jelinek bóc trần những gì được coi là cấm kị của cuộc sống văn hoá và trong gia đình người Áo, trình diện cho chúng ta một cô giáo dương cầm nghiêm trang, khéo ăn khéo mặc là Erika Kohut, nhưng cũng chính cô giáo nghiêm trang ăn vận khéo léo này lén lút dòm những màn trình diễn khiêu dâm, rình mò những cặp trai gái làm tình, và luôn thủ trong người một lưỡi dao cạo, dùng nó để dấm dúi cắt da xẻo thịt của chính mình. Cuốn tiểu thuyết bày ra một liên hệ rất ư là không bình thường giữa cô giáo và bà mẹ già độc đoán. Xung đột mẹ con lên tới đỉnh điểm khi cô giáo đánh đập bà mẹ già. Hay những cách đối xử của cô giáo với người học trò – Water Klemmer – anh này bình thường nói chuyện âm nhạc với cô giáo hết sức tình cảm, hết sức say mê, cho tới khi anh bắt cô giáo phải làm tình bằng mồm với anh ta ở nhà vệ sinh. Tất cả những chuyện đó được kể bằng một văn phong linh hoạt, bóng loáng, tỉnh bơ, mà như các mốt của thời hậu hiện đại, văn phong này không cố tình dấy lên ở độc giả một cảm xúc nào; một thứ văn phong “nó chỉ là nó”, được biểu hiện qua những quy chiếu mang tính liên văn bản và hoàn toàn chỉ là chữ nghĩa của riêng nó. Những trang cuối cuốn tiểu thuyết là cảnh Erika bị anh học trò nện cho một trận, tự làm mình bị thương ở vai, cứ thế lê về nhà, máu chảy ròng ròng trên lối đi, cảnh này được thêm thắt bằng những trích dẫn lấy từ đoạn kết thúc cuốn Vụ án của Kafka - đoạn tả cảnh hành quyết Joseph K.

Tất cả những chuyện đó được kể bằng một văn phong linh hoạt, bóng loáng, tỉnh bơ, mà, như cái mốt của thời hậu hiện đại, văn phong này không cố tình dấy lên ở độc giả một cảm xúc nào; một thứ văn phong “nó chỉ là nó”, đựơc biểu hiện qua những quy chiếu mang tính liên văn bản và hoàn toàn chỉ là chữ nghĩa của riêng nó.



Như nhiều tác phẩm khác của Jelinek, Cô gái chơi dương cầm cũng được nhiều ý kiến đánh giá trái ngược nhau, nhiều lời tranh cãi gay gắt nhưng cuối cùng Viện Hàn lâm Thuỵ Điển vẫn quyết định trao giải thưởng danh giá này cho cuốn tiểu thuyết với lời nhận xét: “Những dòng chảy âm thanh và phản âm thanh đầy nhạc tính trong tiểu thuyết và kịch của Elfriede Jelinek - những tác phẩm với sức mạnh ngôn ngữ phi thường đã phơi bày cái bất hợp lý của những khuôn sáo trong xã hội và uy quyền ngự trị chúng”

0 comments: